Cho con bú có được uống bia không là bối rối của nhiều mẹ bỉm sữa. Nhiều người nói rằng không nên uống cồn ảnh hưởng đến bé. Nhưng cũng có người nói uống bia giúp lợi sữa cho bé?

Đường truyền của nồng độ cồn vào sữa mẹ

Cồn được truyền qua máu vào sữa mẹ và không được lọc bớt. Do vậy nồng độ cồn trong máu và trong sữa mẹ là tương đương nhau. Trọng lượng và kích thước của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chuyển hóa cồn. Về cơ bản, người mẹ có vóc dáng nhỏ hơn sẽ chuyển hóa cồn lâu hơn. Em bé còn nhỏ và gan chưa hoàn thiện nên cơ chế chuyển hóa chưa đầy đủ để lọc bỏ chất cồn. Do vậy ảnh hưởng của cồn lên cơ thể em bé sẽ rất nghiêm trọng nếu như các mẹ cho con bú uống bia rượu thường xuyên. Mỗi bé sẽ có phản ứng khác nhau đối với cồn. Do vậy không thể dự đoán được phản ứng của bé khi uống sữa mẹ có cồn.
Cứ sau 40 phút trôi qua sau lần uống cuối cùng, nồng độ cồn trong máu của phụ nữ giảm 0,01%. Trong tình huống này, một người mẹ sẽ cần phải chờ bốn đến bảy giờ để rượu hoàn toàn rời khỏi sữa mẹ.



Nếu đang trong thời kỳ cho con bú thì chỉ nên thỉnh thoảng mới uống hoặc uống tối đa một cốc mỗi ngày. Bà mẹ nặng 60 ký thì không nên uống quá 60 ml rượu trắng, 240 ml rượu vang, hay 2 ly bia trong khoảng thời gian 24 tiếng. Trung bình mất khoảng 2 tiếng để 1 đơn vị bia, rượu được thải hoàn toàn ra ngoài. 1 đơn vị tương đương 10g ethanol, ví dụ 250 ml bia độ cồn 4, 76 ml rượu nhẹ độ cồn 13, hoặc 25ml rượu mạnh 40 độ). Vì vậy, nếu mẹ có uống 1 lượng bia/rượu như vậy hay như tiêu chuẩn thì đợi ít nhất hơn 2 tiếng mới cho con bú.

Nếu các bạn lo lắng rằng sữa sẽ bị nguội đi mà không biết làm thế nào để giữ được nhiệt độ ổn định để cho bé bú thì các bạn tham khảo bình ủ sữa đôi Jumi. Sản phẩm đang được nhiều bà mẹ tin dùng.

Trong trường hợp, bạn lỡ uống hơi nhiều và có thể hơi say thì nên chỉ cho bé bú khi đã tỉnh táo. Hoặc nếu phải cho bé ăn, thì nên thay thế bằng sữa công thức

Nếu con bạn ngủ suốt đêm mà không thức giấc đòi bú thì bạn có thể uống nhiều hơn một cốc vào buổi chiều tối. Nhưng điều này có thể không khôn ngoan vì những lý do quan trọng không liên quan đến việc cho bú như sau:
1. Bạn không thể chăm sóc chu đáo cho con khi bạn đang say.
2. Bạn không thể ngủ cùng con khi bạn đang chịu ảnh hưởng của cồn hay một vài loại thuốc khác. Những chất men này có thể ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về sự hiện diện và tiếng khóc của đứa bé. Vì thế nếu bạn đã uống thì hãy để con bạn tránh xa chiếc giường của bạn.

Uống bia sẽ làm tăng nguồn sữa mẹ?

Không! Chưa có bằng chứng khoa học nào ủng hộ quan điểm rằng việc uống bia hay bất kỳ loại thức uống có cồn nào có thể làm tăng nguồn sữa mẹ của bạn. Có một điều là cồn sẽ làm mất nước cơ thể của bạn đồng thời làm giảm lượng dịch trong cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa của bạn. Ngoài ra, uống đồ uống có cồn còn phá vỡ những hormone có liên quan đến việc tạo sữa.
Julie Mennella, nhà nghiên cứu ở Trung tâm Cảm quan Hóa chất Monell ở Philadelphia đã nghiên cứu ảnh hưởng của cồn đến khả năng tiết sữa, giải thích rằng trong khi prolactin (một loại hormone hỗ trợ sự sản sinh sữa) tăng lên khi tiêu thụ cồn, thì oxytoxin (hormone chịu trách nhiệm cho quá trình tiết sữa) lại giảm. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể giải thích tại sao những đứa trẻ sơ sinh bú sữa mẹ khó khăn hơn khi mẹ chúng uống đồ uống có cồn.

Nếu bạn lo lắng rằng bạn có nguồn sữa ít, hãy nói chuyện với nhà chuyên môn về quá trình tiết sữa mẹ và những người chuyên chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh.

Bạn đang tìm một trang web bán đồ dùng dành cho mẹ và bé hay những mặt hàng khác chất lượng, đồ dùng tốt thì các bạn hãy truy cập vào trang web Bloggiamgia.vn tại đây để biết thêm nhiều điều hấp dẫn nhé.