4 tới 6 tháng tuổi là bé đã bắt đầu ăn dặm được rồi, vậy khi nào thì bé có thể ăn thức ăn cầm tay? Một câu hỏi khá thú vị tới từ các bà mẹ trẻ. Thông thường thì các mẹ vẫn chỉ cho nhau rằng bé cần phải có răng rồi mới ăn đồ ăn cầm tay được, cần phải chờ tới sau 1 năm tuổi… Nhưng sự thật là bé có thể ăn thức ăn cầm tay trước khi bé trải qua sinh nhật đầu tiên và thậm chí không cần răng. Tất nhiên để biết chính xác thời điểm thì bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ nhi khoa.

Khi nào bé sẵn sàng cho thực phẩm cầm tay?
Trái ngược với những quan niệm phổ biến ở các bà mẹ, em bé thậm chi không cần dùng đến răng để bắt đầu ăn thực phẩm cầm tay. Miễn sao thực phẩm đó đã được chế biến kỹ, đủ mềm, đủ nhỏ để lợi của bé vẫn có thể nhai được

Sự phát triển của em bé không phải một công tắc đèn đến tháng đó là bật chức năng lên mà là cả một quá trình phát triển. Thời điểm là khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Vì vậy khi sắp tới thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu với thực phẩm cầm tay sẽ có những dấu hiệu nhận biết, và thông thường là giao động ở 7 tới 10 tháng tuổi:
- Bé có thể ngẩng cao đầu
- Bé có thể ngồi thẳng đứng an toàn trên ghế mà không cần hỗ trợ hoặc một sự hỗ trợ nhỏ nào đó. Những em bé ngồi chưa vững thì dễ bị sặc khi đang ăn
- Tay gọng kìm, mọi thứ bé đều cho vào miệng. Bé không thể ăn nếu không tự mình cho mọi thứ vào miệng được
- Có thể nhai thức ăn bằng lợi mà chưa cần tới răng, yên tâm rằng giai đoạn này bé rất ngứa lợi mọc răng. Thay vì bạn cần một món đồ chơi mọc răng thì bạn cho bé ăn những thức ăn này có khi bé sẽ ngồi và nhai những mảnh thức ăn này khá lâu đấy.



Các mẹo an toàn khác
Ngoài những dấu hiệu trên và ý kiến bác sĩ đã ok cho bé ăn với thực phẩm cầm tay thì bạn nên chú ý những vấn đề sau khi mà cho bé ăn như vậy:
- Không bao giờ để bé của bạn tự ăn mà không giám sát. Khi bé ăn thì có thể xảy ra những sự cố bất ngờ nên nếu bạn bên cạnh và xử lý ngay thì mọi chuyện không có gì khó khăn cả
- Chỉ cho bé ăn những thức ăn đủ nhỏ để bé có thể cầm và đủ mềm để bé có thể nhai bằng lợi mà chưa có một cái răng nào
- Khi bạn quan sát thấy những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với thực phẩm cầm tay thì hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước về ý định cho bé ăn của bạn.

Giúp bé học cách ăn
Khi bé đã có thể ngồi vững và có thể đưa tay lấy đồ ăn tự cho vào miệng thì bạn có thể cho bé những thức ăn cầm tay để bé tự học cách để ăn. Nhưng bạn cần chắc chắn rằng những thứ bạn cung cấp cho bé đều mềm, dễ nuốt, và cắt thành miếng nhỏ. Thông thường thì bạn nên chuẩn bị một chiếc ghế ăn dặm cho bé để thuận tiện hơn cho bé ngồi. Một số thứ có thể cho bé ăn như:
- Những miếng chuối nhỏ
- Bánh quy mọc răng
- Trứng cuộn
- Các loại mỳ không cay đã nấu chín
- gà nấu chín và băm nhỏ
- Rau củ quả nấu chín kỹ và cát nhỏ như: đậu, khoai, bơ…
Bạn hãy hạn chế cho bé ăn những thực phẩm dành cho người lớn vì trong đó có chứa nhiều muối và chất bảo quản khác.



Những thực phẩm không nên cho bé ăn
Những thực phẩm dai hoặc cứng vượt quá khả năng nhai của lợi bé có thể làm được
Không cho bé ăn xúc xích hay những thực phẩm tương tự
Không cho ăn các loại hạt vì bé dễ bị hóc
Không cho khối thịt hay phô mai quá lớn
Không cho toàn bộ trái nho mà cần bóc vỏ bỏ hạt đi rồi cắt nhỏ cho bé
Không cho bỏng ngô hay bơ đậu phộng
không cho rau sống
Không để cả khối trái cây lớn
Không cho ăn kẹo cứng, kẹo dẻo, kẹo dính vì rất dễ bị hóc

Sendo khuyến mãi hot Sale nữa giá thực phẩm bổ sung cho bé
Tất cả các loại sữa, đồ chơi, thực phẩm cho bé đều được Sendo khuyến mãi trong chương trình sale nữa giá từ 20-27/3
Khi tham gia chương trình bạn được áp dụng mã giảm giá của Sendo có giá trị tới 50%. Chúc bạn mua được nhiều sản phẩm cho bé giá rẻ. Và đừng quên ghé magiamgiasendo.com để lấy mã bạn nhé.

Tóm lại trước khi cho bé ăn thực phẩm cầm tay thì bạn phải quan sát thấy những dấu hiệu và hỏi ý kiến bác sĩ trước. Trong bài viết cũng cung cấp cho bạn những thông tin xung quanh việc cho bé ăn thực phẩm cầm tay. Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

>>> Xem thêm cùng chủ đề mẹ & bé: "Cách chăm sóc sức khỏe sau phá thai"