Trong quá trình kinh doanh đầy thách thức, doanh nghiệp sẽ phát sinh những thay đổi trong quản lý nội bộ và chiến thuật đầu tư. Những sự thay đổi này đòi hỏi đảm bảo có sự thông báo phù hợp đến các cơ quan nhà nước để có thể kiểm soát quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về những trường hợp cần thay đổi đăng ký kinh doanh về mặt pháp lý, giúp doanh nghiệp duy trì sự linh hoạt và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp cần thay đổi đăng ký kinh doanh
Hiện nay, các quy định về đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành, theo đó, các doanh nghiệp cần phải đăng ký, thông báo đến cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:

Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: số điện thoại, số fax; email, website công ty.
Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết.
Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh.
Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp.
Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Đăng ký đổi tên doanh nghiệp.
Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập.
Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết.
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp.
Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp.
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế.
Thông báo thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân.
Khi nào cần thay đổi đăng ký kinh doanh
Khi nào cần thay đổi đăng ký kinh doanh
Các trường hợp nào thì doanh nghiệp không được thay đổi đăng ký kinh doanh?
Các doanh nghiệp cần lưu ý tình trạng của doanh nghiệp trước khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
Đối với những trường hợp này, nếu muốn tiếp tục đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đảm bảo đã có biện pháp khắc phục những vi phạm theo yêu cầu trong Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp nhận; Phải đăng ký thay đổi một số nội dung đăng ký doanh nghiệp để phục vụ quá trình giải thể và hoàn tất bộ hồ sơ giải thể theo quy định. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký thay đổi phải kèm theo văn bản giải trình của doanh nghiệp về lý do đăng ký thay đổi; Có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu quy định tại điểm c khoản 1 Điều này về việc cho phép tiếp tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; Doanh nghiệp đã được chuyển tình trạng pháp lý từ “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” sang “Đang hoạt động”.

Quy trình tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cần biết
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ đầy đủ. Lưu ý, mỗi trường hợp thay đổi sẽ yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ quy định pháp luật hoặc thông qua một công ty luật có kinh nghiệm để quá trình nộp hồ sơ diễn ra nhanh chóng hơn.

Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp online qua https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Bước 3: Nhận kết quả theo thời gian ghi nhận trên biên lai.

Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:
Xem thêm: Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài của công ty luật siglaw.